Công Đức Nghe Pháp
ĐĐ.Thích Khế Định thuyết giảng tại Thiền tự Đạo Viên – Canada
Hôm nay chúng tôi xin chia sẻ đề tài “Công đức nghe pháp”. Bình thường, chúng ta ăn cơm, ăn bánh mỳ, uống nước để nuôi cái thân này, mà thân này thì vô thường, vô ngã. Còn chúng ta đi nghe, học hỏi, tu tập theo Phật pháp để nuôi pháp thân huệ mạng của chúng ta. Nếu nghe pháp mà cố gắng lãnh thọ thì cũng có thể tiêu một chút kiết sử trong con người chúng ta.
tưởng, hành, thức), thế giới, sự tập khởi của thế giới, sự đoạn diệt của thế giới và con đường đưa đến sự đoạn diệt của thế giới”.Thế giới tập khởi là thế giới tật đố, tham sân, ích kỷ của mỗi con người chúng ta. Chúng ta có thể hiểu rõ về chân như, Phật tánh nhưng vì sao chưa thể thể nhập được, vì chúng ta còn bị những tập khí, kiết sử trói buộc, sai khiến. Như chúng ta không muốn nói những lời thô ác nhưng do còn tập khí nên ứng tác chúng ta vẫn nói những lời thô ác đối với người khác. Học Phật, học thiền phải lưu ý chỗ này.Một mảnh đất mà muốn gieo những hạt giống tốt phải dọn sạch cỏ. Muốn đặt chân vào mảnh đất thực tại phải quét sạch hết những tập khí dư thừa. Muốn được như thế chúng ta phải lắng tâm nghe pháp và tu học.Muốn được an lạc, hạnh phúc, muốn tu tập tốt thì trong chúng ta luôn luôn phải có những chất liệu sống nuôi dưỡng thân tâm của chúng ta.
Trong Kinh A Hàm, Phật dạy: “Này các Thầy Tỳ kheo, có một người buổi sáng ý nghĩ điều lành, thân làm điều lành, miệng nói lời lành, người ấy có một buổi sáng an ổn và hạnh phúc”.
Trong cuộc sống, nếu có một người mang đến cho quý vị 3 tặng phẩm, một là vật chất, hai là tri thức, ba là tâm linh, trong 3 tặng phẩm này, cái nào quý nhất?
a. Mình đói, khát mà có người mang tặng phẩm vật chất đến thì mình rất biết ơn vì nó giúp mình nuôi dưỡng thân mình. Như vậy, vật chất cũng quý nhưng ở cấp độ thấp vì nằm trong cảnh giới khổ, không, vô thường, vô ngã. Nhưng vật chất nhiều mà tâm linh không có thì sẽ đi đến con đường đoạn diệt.
Thời Đức Phật, ông Cấp Cô Độc có một người con trai không ưa thích việc cúng dường của cha, vì sợ hao tổn tài sản sau này sẽ thuộc về mình. Ông Cấp Cô Độc muốn hướng người con đến con đường thánh đạo nên ra một điều kiện: “Nếu con
muốn lãnh 500 đồng tiền vàng thì khi Thế Tôn thuyết pháp, con hãy đến thọ bát một ngày một đêm”.
Người con nghe vậy, đồng ý đến nhưng chỗ Đức Phật thì tìm một chỗ kín rồi ngủ. Lần thứ hai, ông Cấp Cô Độc lại đưa ra điều kiện: “Nếu con thuộc được một bài kệ của Đức Thế Tôn thì sẽ được 1000 đồng vàng”.
Người con đến ngồi để nghe bài kệ của Đức Thế Tôn, do thông minh vừa nghe được bài kệ là thuộc liền. Thuộc xong, ông ra cổng chuẩn bị chạy về nhà nhưng do năng lực của Đức Thế Tôn, vừa ra đến cổng thì ông quên. Do vậy, lại chạy vào
để nghe, nhưng nghe xong ra đến cửa lại quên tiếp, lại phải chạy vào lại. Lần này ông quyết tâm lắng thần nghe cho thật kỹ. Khi ông lắng thần nghe pháp thì ngay đó chứng quả dự lưu, nhập vào dòng thánh. Lúc này, đối với ông, tiền bạc không còn nghĩa lý gì, ông từ chối nhận tiền.
Ông Cấp Cô Độc rất ngạc nhiên, thưa: “Bạch Đức Thế Tôn, xưa này chưa từng có chuyện công tử Kala chê tiền. Hôm nay tại sao lại chê tiền?”
Đức Phật nói bài kệ:
Dầu làm vua cõi đất
Cũng không sánh được bằng
Người bước vào dòng thánh”.
Người bước vào dòng thánh phá được thân kiến, giới cấm thủ, nghi (nghi Phật,nghi pháp, và nghi chính mình), giữ giới luật trong tinh thần chánh pháp.b. Mình kém mà có người hướng dẫn cho mình học hỏi thì cái đó rất quý, nhưng cái đó cũng không quý bằng tặng phẩm tâm linh.
c. Mình đang chấp thân này là thật mà được Hòa thượng hướng dẫn chỉ ra cái thân này là giả thì điều này vô cùng quý giá. Nếu như chúng ta ở trong hoàn cảnh bế tắc về tâm linh thì mới thấy được công ơn của vị Thầy hướng dẫn tâm linh cho mình, là công đức không gì có thể sánh được.
Trong Kinh Chánh pháp niệm xứ, Phật dạy: “Này các Thầy Tỳ kheo, có 4 loại ơn thật khó đền đáp. Những gì là bốn? Một là ơn mẹ, hai là ơn cha, ba là ơn Như Lai, bốn là ơn pháp sư thuyết pháp cho mình nghe. Nếu ai biết cúng dường bốn hạng người này sẽ được vô lượng phước đức, hiện tại được mọi người tán thán, đời sau có thể chứng quả Bồ đề”.
Có người nói: “Nếu tất cả đều có Phật tánh thì ở nhà tu cũng được, đâu cần phải đến chùa nghe pháp”. Quý vị thấy có được không?
Trong Thiền sư Trung Hoa tập 1, có ông Sa di Hy Thiên gặp Thiền sư Thanh Nguyên Hành Tư.
Thiền sư hỏi: Ngươi từ đâu đến?
Hy Thiên trả lời: Con từ Tào Khê đến.
Thiền sư hỏi: Đem được cái gì đến?
Ngài nói: Chưa đến Tào Khê cũng chẳng mất.
Thiền sư lại hỏi: Mặc tình dùng đi, đến Tào Khê làm gì?
Hy Thiên lại nói: Nếu không đến Tào Khê, đâu biết chẳng mất.
Ở nhà hành xử như thế nào thì đến đây cũng hành xử như thế ấy, đến đây hành xử như thế nào thì về nhà cũng hành xử như thế ấy, cái đó không mất.
Còn ở đây, chúng ta vui, hoan hỷ giống như Bồ Tát nhưng về nhà gặp chuyện thì hết vui, hết hoan hỷ. Đây là do tập khí, kiết sử còn dư thừa. Chúng ta đến chùa học hỏi, tu tập theo Phật pháp một ngày là đỡ tạo nghiệp một ngày.
Một người từ đâu mà nhận ra được cái chẳng mất đó? Trong thân của mình có đầy đủ bố thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục, trí tuệ, thiền định. Ví dụ như trước đây, quý vị chưa từng biết Phật, Pháp, Tăng nhưng trước một người ăn xin, quý vị có bao
giờ thấy lòng mình thương cảm mà bố thí. Như vậy, cái đó có sẵn trong quý vị rồi. Nhưng mà mình chưa biết sâu, nên phải nhờ chư Phật, chư Tổ khai phát cho mình. Cho nên Đức Phật chưa ra đời, các pháp vẫn là vô thường, khổ, không, vô ngã. Khi Đức Phật ra đời, các pháp vẫn là vô thường, khổ, không, vô ngã. Nhưng mà khi Đức Phật chưa ra đời thì chúng ta chưa biết. Chân lý sống động là nhờ chư Phật, chư Tổ nên chúng ta phải biết ơn những người hướng dẫn cho mình.
Trong Kinh Thi Ca La Việt, Phật dạy: “Chọn người lành nên theo, người ác nên xa. Ta theo thiện tri thức từ đó cho đến lúc thành Phật. Bậc Sa môn đạo sĩ dạy người bỏ ác làm lành, mở bày chánh đạo, ơn lớn hơn cha mẹ”.
Kinh Pháp cú Phật dạy:
“Như hồ nước rất sâu
Trong lặng sáng một màu
Người trí huệ nghe pháp
Tâm thanh tịnh hết sầu”.
Chúng ta lắng tâm nghe pháp, biết cái đó không thật nhưng không phải một ngày một giờ, một tháng, một năm mà hết mà phải gạn lọc dần dần những kiết sử. Vừa khởi niệm là gieo hạt giống vào tàng thức, đủ nhân đủ duyên sẽ phát tác. Chúng
ta để ý trong cuộc sống giữa đời thường này, một ngày mình không thị phi có khó chịu không? Chúng ta phải thành thật để còn tu, còn chuyển hóa và đoạn diệt tập khí xấu ác.
Một niệm xấu ác vừa khởi, chúng ta phải chặn nó liền để chuyển hóa, chứ không chuyển hóa thì đủ nhân, đủ duyên chúng ta sẽ nói ác, làm ác. Tu thiền là phải theo dõi từng tâm niệm của mình. Nhiều khi mình nghĩ mình hay lắm, tu tập tốt hơn
bạn của mình, nhiều khi hiểu nhiều, sanh tâm ngã mạn mà mình không biết,nhưng khi ngồi yên nhìn lại rồi mới thấy mình xấu hơn cả những người xấu.
Trong Kinh Chánh pháp niệm xứ, Phật dạy: “Nếu có người dùng tâm lành nghe pháp, đây là phước đức đệ nhất. Vì mục đích đi nghe pháp, dù chỉ bước một bước, phước báo có thể sanh lên cõi trời Phạm thiên. Người nghe pháp do thân, khẩu, ý tạo nghiệp lành nên sanh trong cõi trời, cõi người, được hưởng phước báo, hạnh phúc bậc nhất, mạng sống lâu dài, cuối cùng được Niết Bàn. Tất cả những công đức lớn này đều chỉ nhờ nghe pháp có được nên nghe pháp là an ổn bậc nhất”. Bố thí, cúng dường mà còn tâm chấp ngã, tạo tác nghiệp ác thì còn luân hồi trong ba cõi”.
Khổng Tử nói: “Sáng nghe đạo, chiều chết cũng cam lòng”.
Lấy ví dụ, có 1 cái rổ bụi bẩn bám, nếu ngày nào cũng mang chiếc rổ đó ra hồ nhúng xuống nước, không cần rửa, thì lâu ngày rổ cũng sạch. Hồ nước đó giống như giáo pháp của Đức Phật tưới tẩm vào thân tâm của mỗi con người chúng ta,những kiết sử hết hồi nào không hay. Đó chính là sự vi diệu của công đức nghe pháp.