Mười Điều Tâm Niệm

Tổ sư Diệu Hiệp: Mười hạnh trở ngại lớn lao. Trong lúc chúng ta tu học, hạ thủ công phu thì mười điều này hay làm trở ngại, khi nó đến chúng ta hay bị thối Bồ đề tâm, có khi mình phỉ báng lại pháp môn của mình đang tu, có khi mình không tin tưởng giáo lý của Phật nên Ngài mới đề là “Mười hạnh không cầu” hay là “Mười điều tâm niệm”.

“Tâm niệm” có nghĩa là gì? Có nghĩa là trong từng giờ, từng phút, từng giây chúng ta luôn luôn phải nhớ kỹ về việc đó.

1.      Nghĩ đến thân đừng cầu không bệnh khổ, vì không bệnh khổ thì tham dục dễ phát sanh. Hãy lấy bệnh khổ làm thuốc hay.

Ở đây không phải nghe như vậy rồi về cầu cho mình bị bệnh khổ, mà phải hiểu là trong lúc mình không bệnh thì tu như thế nào, và trong lúc mình bệnh thì tu như thế nào.

Trong Kinh Tăng Chi Bộ, ông Uất Già Trưởng giả có 8 vị tằng hữu. Một hôm ông bệnh rất nặng, Phật đến hỏi ông: Nếu như có một người ngoại đạo cầm một lá bùa đến đốt cho ông uống và nói nếu ông uống, ông sẽ sống thêm 50 năm nữa, vậy ông có uống hay không? Ông trả lời: Thà chết chứ không uống. Phật hỏi tại sao? Ông trả lời: Thà con bỏ thân mạng này mà con tin Phật, tin Pháp, tin Tăng.

Phật tán thán: Ông được vị tằng hữu chưa từng có.

Qua mẩu chuyện này, tại sao Phật nói vị tằng hữu? Thà quý vị bỏ thân mạng này mà sau khi tái sanh được gặp Phật, gặp Pháp, gặp Tăng, gặp thiện hữu tri thức dạy mình thánh pháp. Còn nếu uống thuốc của ông ngoại đạo kia, có thể kéo dài thêm 50 năm nữa nhưng mai kia ra đời lại gặp ông ngoại đạo hướng dẫn mình.

Cho nên Phật nói: Làm lừa, làm ngựa chưa phải là khổ, đọa địa ngục cũng chưa phải là khổ mà khổ là vô minh, thiếu trí tuệ, đi sai con đường.

Phật nói rõ ràng: đã có thân là có bệnh.

Chúng ta phải thấy rằng trong cái bệnh đó có cái không bệnh.

Trong Kinh A Hàm, một hôm có vị Bà la môn đến thưa Phật: “Từ ngày con quy y Ngài, thân con thường hay bệnh”.

Phật nói: Là người Phật tử, tuy rằng thân bệnh mà có cái không bệnh.

Ngài Xá Lợi Phất giảng thêm: Thân ông bệnh mà tâm ông không bệnh. Thân bệnh là nhức đầu, sổ mũi, nhức răng, đau bụng. Còn tâm không bệnh là không có tham dục, không có sân hận, không có si mê, không có ảo vọng, không có tật đố, ganh ghét.

Trong Kinh Trung A Hàm, Phật nói chúng sanh có 21 tâm bệnh:

–         Tâm tật đố là bệnh => Thân tuy khỏe mà tật đố người khác là tâm đang có bệnh. Tùy hỷ, thấy ai đẹp, giỏi hơn mình liền tùy hỷ.

–         Tâm nội kết là bệnh => VD bị người mắng mà tức giận, ôm ấp không chịu xả là tâm bị bệnh. Luôn cởi mở, tha thứ, bao dung.

–         Tâm tà kiến là bệnh. (Tà kiến là cái thấy không đúng sự thật).

–         Tâm lừa dối là bệnh.

–         Tâm ngạo mạn là bệnh (Tu mà thấy mình hơn người khác, sở tri chướng che lấp tự tánh thanh tịnh của mình. Nếu có thời gian ngồi yên tu 5-6 ngày mới thấy mình vọng tưởng vẫn còn điên đảo, còn tham, sân, si, thấy mình còn dở hơn những người khác thì không bao giờ dám tự tôn).

–         Tâm keo kiệt, bỏn sẻn là bệnh.

–         Tâm nghi hoặc là bệnh (nghi Phật, nghi Pháp, nghi Tăng).

 

Bệnh là khổ hay bệnh là thuốc?

Phải biết rằng chúng ta chắc chắn sẽ có bệnh để ngay bây giờ, lúc chưa bệnh phải cố gắng tu. Như vậy thì bệnh là thuốc.

Trong Kinh A Hàm, Phật dạy có 4 loại ngựa mà bậc hiền nhân nên cưỡi.

Loại ngựa thứ nhất, vừa thấy bóng roi liền chạy.

Loại ngựa thứ hai, đến khi roi chạm đến lông mới chạy.

Loại ngựa thứ ba, đến khi roi đánh vào da mới chạy.

Loại ngựa thứ tư, đến khi roi đánh mạnh vào xương mới chạy.

Bậc đại trượng phu đi qua bờ giải thoát cũng có 4 pháp:

Thứ nhất: Nghe trong xóm của mình, ai bệnh đau khổ sắp chết, sanh tâm nhàm chán, tu phước, làm lành.

Thứ hai: Nghe trong xóm có người bệnh không dính dáng gì đến mình, tận mắt mình thấy người đó bệnh nặng, sắp mất, cảm nhận đời là vô thường, mới lo tinh tấn tu hành.

Thứ ba: Khi thấy bà con ruột thịt chết, mới cảm nhận đời là vô thường.

Thứ tư: Chính bản thân mình bệnh khổ, sanh tâm nhàm chán, thức tỉnh tu hành.

Thiền sư Hám Sơn:

“Một mai vô thường đến

Mới hay mộng huyễn thân

Muôn việc đem chẳng được

Chỉ nghiệp theo thức thần”.

Đại sư Châu Hoằng nói: “Người thế gian cho bệnh là khổ, nhưng tiên đức nói bệnh là thuốc hay của chúng sanh. Xét ra thuốc thì chống lại bệnh, sao lại coi bệnh là thuốc? Bởi vì có thân là có bệnh, đó là lẽ tất nhiên. Khi không có bệnh lại vui chơi phóng túng, ai mà thấy được chỗ này? Khi bệnh tật ốm đau bức bách đến thân mới biết tứ đại chẳng thật, nhân mạng vô thường. Đó là một dịp hối ngộ và trợ giúp cho việc tiến tu. Ta từ khi xuất gia đến nay, đã ba lần ốm nặng suýt chết, và mỗi lần ốm lại càng hối ngộ, tăng phần tu tiến. Vì thế mới tin câu: Bệnh là thuốc hay, quả thật là lời chí lý.

(Có nghĩa là bệnh hỗ trợ rất đắc lực cho mình tiến tu. Và trong lúc mình đang còn khỏe, phải tụng kinh, sám hối, ngồi thiền, bố thí, cúng dường, làm hết tất cả).

Thứ tư: Bình thản lúc ra đi.

Trong Luận A Tỳ Đàm, phẩm Lộ Tử Môn, Phật dạy: Có 6 con đường chúng sanh sẽ đi qua.

1.      Con đường địa ngục: Nếu người nào ôm lòng sân hận quá nặng, giết hại cha mẹ, thánh hiền, phá hòa hợp Tăng, làm thân Phật ra máu, đâm chém, bằm chặt, đập đầu, cắt cổ, lột da, chiên xào, nấu nướng làm cho chúng sanh đau khổ, chết thảm chẳng có một chút từ tâm. Người đó trong giờ phút lâm chung, những diễn tiến của lộ trình tâm sẽ tuần tự hiện ra và người đó rơi trong địa ngục.

2.      Con đường ngạ quỷ: Nếu người nào tánh tình tham lam, bỏn sẻn, lừa đảo, những người như thế trong giờ phút lâm chung tuần tự hiện ra, qua diễn tiến đó nó hiện ra ngạ quỷ, tướng sanh làm quỷ đói, khổ sở để đền cái tội tham lam, bỏn xẻn.

3.      Con đường súc sanh: Nếu người nào do lòng si quá nặng, không biết đâu là tốt, xấu, phải, trái, thiện cho là ác, ác cho là thiện, tin tà mong phước mê tín, tâm si mê như thế, trong giờ phút lâm chung, mê muội gây nghiệp ra sao, nó tuần tự hiện ra, qua diễn tiến đó, nó hiện ra hết thú tướng, thấy con thú cái nào đang giao hợp, khởi tâm ái nhiễm, thụ thai vào đó, sanh ra làm thú.

4.      Con đường A tu la: Nếu người nào mà tánh khí hung hăng, thích đấu tranh thì trong giờ phút lâm chung, những đấu tranh đấm đá ra sao nó lần lượt hiện ra, qua diễn tiến đó, nó hiện ra cảnh giới A tu la.

5.      Con đường nhân đạo: Nếu người nào tính khí hiền lành, biết quy y Tam Bảo, giữ ngũ giới, tụng kinh, sám hối, ngồi thiền, trong giờ phút lâm chung, tự thấy mình đi chùa dâng hương, lễ Phật, tụng kinh, qua diễn tiến đó, nó hiện ra một người phụ nữ nào đó có nhân duyên với mình, thọ thai vào đó, tiếp tục sanh ra làm người.

6.      Con đường Thiên đạo: Nếu người nào tu Thập thiện, diễn tiến đó hiện ra Thiên đường, tiên đồng ngọc nữ đến rước mình về thiên giới, hưởng lấy thiên phước.

 

Thiền sư Tông Mật nói:

“Làm việc có nghĩa là tâm tỉnh ngộ.

Làm việc vô nghĩa là tâm cuồng loạn.

Cuồng loạn theo tình niệm

Lâm chung bị nghiệp lôi

Tỉnh ngộ không theo tình

Lâm chung hay chuyển nghiệp.

Hận mình chẳng sớm lo tu

Tuổi già sanh nhiều lầm lỗi

Khác nào lưới thủng, chim bay

Các bài khác...